Cơ chế nhảy Bật nhảy

Tất cả các bước nhảy đều phải liên quan đến việc tác dụng lực lên bề mặt nền (để giậm nhảy bật lên) do đó tạo ra một lực phản để đẩy người nhảy rời khỏi bề mặt nền. Bất kỳ dạng vật chất rắn hoặc chất lỏng nào có khả năng tạo ra lực đối nghịch đều có thể dùng làm chất nền, bao gồm cả mặt đất hoặc mặt nước ví dụ như những con cá heo thực hiện việc vọt lên khỏi mặt nước và loài Euphlyctis cyanophlyctis thực hiện các cú búng nhảy đứng trên mặt nước. Các sinh vật bật nhảy hiếm khi chịu tác động của các lực khí động học đáng kể và do đó, các bước nhảy của chúng bị điều chỉnh từ các quy luật vật lý cơ bản của quỹ đạo đạn đạo. Do đó, trong khi một con chim có thể nhảy lên không trung để bắt đầu chuyến bay, thì không có chuyển động nào mà nó thực hiện sau khi bay trên không được coi là nhảy vì các điều kiện nhảy ban đầu không còn quyết định đường bay của nó nữa.

Cơ bắp (hoặc các cơ quan truyền động khác trong các hệ thống cơ học máy móc) thực hiện việc bổ sung động năng vật lý cho cơ thể của người nhảy trong quá trình thực hiện pha đẩy của bước nhảy, cơ bắp càng mạnh thì sức bật càng lớn. Điều này dẫn đến động năng khi phóng tỷ lệ với bình phương tốc độ của người nhảy. Các cơ làm việc càng nhiều thì vận tốc phóng càng lớn và do đó gia tốc càng lớn và khoảng thời gian của giai đoạn đẩy của bước nhảy càng ngắn. Công suất cơ học (công trên một đơn vị thời gian) và khoảng cách mà công suất đó được sử dụng (ví dụ: chiều dài chân) là các yếu tố quyết định chính của khoảng cách nhảy và chiều cao. Hệ quả là, nhiều động vật hay nhảy thường có chân dài và cơ bắp được tối ưu hóa để đạt được sức mạnh tối đa theo mối quan hệ lực-vận tốc của các cơ, trong thế giới động vật thì các loài thú chuyên về nhảy thường sẽ có cặp chi sau to hơn chi trước, ví dụ như thỏ.

Một người nhảy có thể đứng yên hoặc di chuyển khi bắt đầu một bước nhảy. Trong một bước nhảy từ trạng thái đứng yên (tức là bước nhảy đứng), tất cả các công việc cần thiết để tăng tốc cơ thể thông qua việc phóng được thực hiện trong một chuyển động duy nhất. Trong một bước nhảy đang di chuyển hoặc chạy đà để nhảy thì người nhảy sẽ có vận tốc bổ sung theo phương thẳng đứng khi phóng trong khi vẫn bảo toàn động lượng theo phương ngang càng nhiều càng tốt cho nên có câu phải có bước lấy đà thật tốt. Ở chuột túi có khả năng đi và nhảy bằng bằng chân giống với con người. Khi di chuyển chậm, chúng sẽ thường đi bằng cả 4 chân. Khi cần tăng tốc độ chúng sẽ di chuyển bằng 2 chân với phương pháp nhảy (khi nhảy cao phần đuôi lớn giúp chúng giữ thăng bằng).